Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

Thuyết Tiến hóa rộng (cá thể người: trường hợp của Nguyên - phân tích)

Phân tích:
Trước khi bắt tay phân tích, tôi xin nêu một tiên đề, mà thiết nghĩ mọi người cũng dễ dàng chấp nhận nó như tiên đề euclid trong hình học: trong tự nhiên cũng như trong xã hội loài người, cái gì đúng chắc chắn sẽ tồn tại, cái gì đã tồn tại chắc chắn là cái đúng nhất trong các khả năng có thể có. Do đó, cái đúng sẽ không nằm cùng một cặp phạm trù với cái sai duy nhất. Hay nói cách khác, sự phủ định của một cái đúng sẽ không thể chỉ là một cái sai, mà phải là tất cả các cái sai có thể có. Điều này là điều cơ bản trong toán mệnh đề, nhưng mọi người vẫn hay nhầm lẫn do suy nghĩ của chúng ta về các cặp đúng – sai vẫn hay đưa về cách hiểu giản lược của hệ nhị phân (phủ định của 0 là 1 và ngược lại) trong khi các vấn đề thực tế là các hệ logic mờ phức tạp không xác định hệ đếm. Như vậy, tôi sẽ cố gắng hết sức để không phạm sai lầm, bởi vì “những cái sai không chỉ mâu thuẫn với cái đúng, mà chúng còn cãi cọ lẫn nhau nữa”.
Chúng ta hãy bắt đầu từ thế hệ cha mẹ của ông Thi. Ở đây, có thể mọi người sẽ thắc mắc rằng tại sao tôi lại phân tích trường hợp của một con người bằng cách lần theo bên họ nội của người đó? Tôi có ý công nhận chế độ phụ hệ mang một ý nghĩa đúng đắn nào đó hay chăng? Tôi sẽ bàn đến vấn đề này trong một bài khác, còn trong bài này, cách làm đó có ý nghĩa rằng, bằng quan sát của mình, tôi nhận thấy rằng riêng trong trường hợp của Nguyên, trải qua các thế hệ tiền nhân, yếu tố bên nội luôn đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành “số phận” của họ. Do đó, tôi cho rằng, trong trường hợp này, cách làm này sẽ cho chúng ta thấy được cái nhìn sơ lược về cách thức mà con người ta tiến hóa trong xã hội.


__________ * __________

Cha mẹ của ông Thi
, và một vài thế hệ trước đó nữa, chắc chắn là đã thành công trong cuộc sống của mình, tức là mặc dù cũng phải đối diện với những khó khăn mang tính quyết định trong cuộc đời mình, họ đều đã có những lựa chọn đúng, nhờ vậy mà đã hài lòng và thanh thản trước lúc chết, và đã tạo dựng được một nền tảng khá vững chắc cho hậu duệ của mình. Tôi muốn nói đến những quyết định sinh tử như: theo chúa Nguyễn vào nam, chọn theo nghiệp võ, cổ vũ tinh thần hiếu học, gầy dựng họ tộc trên đất mới, gìn giữ cương thường đạo lý.
Khi quyết định đi theo Nguyễn Hoàng vào Nam, tiền nhân của ông Thi đã chọn cho mình một hướng đi đúng đắn. Bối cảnh xã hội của thời điểm Nguyễn Hoàng xin lời khuyên của Trình quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm là một hoàn cảnh rất bế tắc. Người dân sau nhiều thế hệ được sống thanh bình thịnh trị đã coi nhà hậu Lê là minh chủ duy nhất của mình. Họ không thể hiểu nổi cái thương hiệu vương quyền mà họ luôn tin dùng này vốn được sự góp công xây dựng của rất nhiều anh tài hào kiệt khác, mà vai trò quyết định nhất lại không phải là của chủ tướng Lê Lợi, mà là của quân sư Nguyễn Trãi. Nếu không có tư duy thấu suốt của Nguyễn Trãi, dân tộc Việt ta chắc chắn đã không được khai sinh lần thứ hai. Bởi vì, nếu không có Nguyễn Trãi, tài năng quân sự của Lê Lợi có giành được thắng lợi trong chiến tranh với quân Minh, thì cũng không thể giữ nổi giang sơn trong ngần ấy năm khỏi các cuộc trả thù, hay trừng phạt của phong kiến Phương bắc. Không có Nguyễn Trãi, do những sự nghi kỵ và tranh chấp nhỏ nhen hèn mọn, nhà Lê hẳn đã đứt gánh ở đời thứ ba hoặc thứ tư, và chắc chắn không thể truyền được nhiều đời đến như vậy. Để làm được việc đi trước thời đại đó, Nguyễn Trãi đã phải hy sinh cả mạng sống của mình cũng như hy sinh luôn cả bộ mã di truyền quý giá (mà ông đã tích lũy được từ cha mình và ông ngoại, đồng thời phát huy ở mức độ cao nhất mà thời đại ông cho phép). Nhưng chế độ phong kiến đã ngăn cản những người dân bình thường có thể thấu hiểu được vai trò của Nguyễn Trãi, họ chỉ biết rằng họ biết ơn nhà Lê và truyền đời con cháu phải trung thành với nhà Lê. Ta có thể thấy rõ cái “số phận” phải trung thành với nhà Lê của con dân Việt qua các sự việc: Trình quốc công khuyên chúa Trịnh “giữ chùa thì được ăn oản”, sự thất bại của nhà Mạc, hoàng đế Quang Trung muốn tiến ra bắc phải chọn khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”. Chính cái số phận này đã làm cho dân Bắc hà mâu thuẫn, khủng hoảng và bế tắc: cái đúng bên trong là nhà Lê rất tài giỏi và có thể đem lại hạnh phúc cho muôn dân, còn cái đúng bên ngoài là hậu duệ nhà Lê chỉ có những người yếu đuối và hèn kém, không còn khả năng quy tụ người tài phục vụ cho quốc gia. Trong bối cảnh đó, tiền nhân của ông Thi đã quyết định theo Nguyễn Hoàng vượt đèo Ngang đi tới những vùng đất mới, để tìm kiếm những cơ hội mới và xây dựng cuộc sống mới. Để có được quyết định này, chắc chắn họ phải vượt qua được khá nhiều rào cản: phải lìa bỏ quê hương xứ sở, phải đương đầu với những hiểm nguy trên đường đi, phải đối mặt với những điều bất trắc nơi vùng đất mới,… Đó hoàn toàn không phải là quyết định thực hiện một chuyến du lịch, mà là quyết định về một chuyến phiêu lưu vô định, đòi hỏi người ra quyết định nếu không minh mẫn sáng suốt thì cũng can đảm phi thường. Để đến được với cái đúng mà người đời sau có thể tưởng như hiển nhiên do hoàn cảnh bắt buộc, con người thời nào cũng phải cần có dũng khí.
Khi đã đến được với vùng đất mới, tiền nhân của ông Thi lại chọn theo nghiệp võ. Võ học là một đặc thù rất đúng, rất tốt và rất đẹp của các nước vùng Đông Á, mà không có một khu vực nào khác trên thế giới có được. Đó là một sáng tạo tuyệt vời của con người giúp cho các cá thể yếu đuối hơn về thể chất có thể tự vệ và sống sót trước các cá thể hung bạo hơn. Đó là một phương pháp rèn luyện bản lĩnh về tinh thần để vượt qua được sự man rợ của hoàn cảnh. Nếu ở châu Âu, người ta đến được với văn minh và xây dựng được các chuẩn mực đạo đức là nhờ óc hoài nghi và nền khoa học chứng cứ, thì ở Đông Á, con người văn minh nhờ vào khả năng phát triển một hệ thống lý tính hài hòa với tự nhiên mà y học và võ học là hai thành quả to lớn. Ở dân tộc Việt, truyền thống võ học lại càng được thấy rõ, vì đến với võ rất ít thấy những kẻ phàm phu mà chỉ có những người quân tử, và các võ tướng của chúng ta đều có thể vừa đánh giặc vừa làm thơ. Tiền nhân của ông Thi chọn nghiệp võ để tiếp tục duy trì và phát huy trên vùng đất mới là chính xác. Sống hài hòa với thiên nhiên trên vùng đất mới là nhu cầu sống còn, các bệnh dịch của miền nhiệt đới phương Nam có thể quật ngã các vị khách phương xa bất cứ lúc nào, nguy cơ thú dữ rình rập, đe dọa cũng lớn hơn và mới hơn so với quê cũ. Cộng đồng di dân cũng cần xác lập trật tự và duy trì sự đoàn kết. Một sự lạc quan, một niềm tin vào tương lai tươi sáng cũng là những nhu cầu mà võ học có thể đáp ứng.
Việc những lưu dân thế hệ trước ông Thi cổ vũ tinh thần hiếu học cho thấy họ là những người thức thời và có tầm nhìn xa. Dân thuộc tộc Lạc Việt vốn là những người cứng đầu, tự tin mãnh liệt vào bản thân, dám tách mình ra khỏi quê hương bản quán ở phía Nam sông Dương Tử để theo đàn chim di trú đi về phương Nam. Họ là những người có trực giác lý tính cao để cảm nhận được rằng hướng Nam chính là hướng hỗ trợ cho sự tồn vong và phát triển, họ có niềm tin xác đáng vào sự che chở bao dung của thiên nhiên và cộng đồng, và họ còn chán ghét cả những thói đời xấu xa nảy sinh ở vùng quê cũ khi ở đó bắt đầu có một sự tích lũy của cải tương đối. Thế giới quan của họ không được hình thành từ những mâu thuẫn và đấu tranh (vốn là sản phẩm của óc hoài nghi), mà nhờ vào sự hòa hợp hòa đồng với môi trường thiên nhiên và một niềm tin tuyệt đối vào đó. Một số người gọi đó là tín ngưỡng phồn thực của dân Việt (kiểu “trời sinh voi trời sinh cỏ”, “gieo gió gặt bão”, “chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa”, “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”, “mất bò mới lo làm chuồng”, “yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội mấy đèo cũng qua”,…). Ở người Việt, các quy luật kinh tế (vốn được phát triển từ sự lo lắng thiếu hụt các nguồn lực trong tương lai) chẳng bao giờ thu hút được sự quan tâm của họ. Trong khi đó, nhiều người nước ngoài vô cùng kinh ngạc trước các từ tượng thanh phong phú của tiếng Việt chúng ta (gâu gâu, meo meo, ụm bò, ò ó o, ào ào, vù vù, leng keng,…) bởi vì đơn giản là nó quá giống thực (ở nước họ chỉ có nghệ sĩ xiếc mới phát âm được như vậy). Chả thế mà những phương cách hòng dạy dỗ hay cải tiến dân tình Việt Nam bằng phương pháp phủ định chỉ nhận lấy những kết quả thảm hại. Không kể đến những kẻ muốn bóc lột như vua chúa, thực dân, ngay cả cuộc vận động “kế hoạch hóa gia đình” của nhà nước trong thời gian qua (vốn đả kích mạnh mẽ vào câu “trời sinh voi sinh cỏ”) tưởng đã đi sâu vào nhận thức của quần chúng, nhưng rốt cuộc khi gỡ bỏ các biện pháp chế tài đã xôi hỏng bỏng không và tỷ lệ sinh lại tăng vọt. Với bản chất dân tộc tính như vậy, không có gì khó hiểu khi lịch sử trước Hai Bà Trưng của chúng ta không có chứng tích gì rõ ràng, và đương nhiên tổ tiên của chúng ta cũng không có nhu cầu dùng chữ viết để lưu truyền lại những hiểu biết của họ. Vì thế, nếu nói dân Việt có truyền thống học hành khoa cử từ ngàn xưa là nói dóc cho vui, nói cho vơi nỗi buồn nhược tiểu, do chúng ta đâu có cuốn sách nào để mà học! Thế nhưng, nếu nói về sự ham hiểu biết và ham tìm tòi sáng tạo thì chưa chắc có một dân tộc nào hơn được dân Việt! Đó chính là cơ sở để việc học “từ chương sách vở” có cơ hội được nhập khẩu từ phương Bắc vào nước Nam, và để các chủ nghĩa (cùng với nền khoa học duy chứng cứ) của phương Tây được giới trí thức Việt Nam hồ hởi đón nhận. Những lưu dân đi đến phía nam đèo Ngang, vốn cũng xuất thân từ vùng đất Đinh Lý Trần Lê, cũng đã biết đến trào lưu học “chữ thánh hiền” học để thành người theo công thức “nhân bất học, bất tri lý”. Tôi cho rằng, trào lưu đi học - đọc sách này cũng tương tự như trào lưu lên nét - lướt quép ngày nay, cũng có người hồ hởi phấn khởi, cũng có người khai thác lợi dụng, cũng có người chống đối kịch liệt, và cũng có người dửng dưng vô tình, nhưng nhìn chung những thủ lĩnh của cộng đồng đều nhận thức được sức mạnh phát triển đi lên của sự học và thuyết phục được số đông quần chúng cùng tham gia với mình. Đối đầu với một thực tại mới, khi mà việc học không gắn liền với quyền lợi, quyền lực và những nhu cầu trước mắt, lưu dân có nhiều nguy cơ bỏ bê việc học để quay về với bản tính tự nhiên. Tuy nhiên, tiền nhân của ông Thi, cũng giống như nhiều người Việt tiến bộ cùng thời, đã biến cái sự học “nhập khẩu” thành một nhu cầu tự nhiên của bản thân mình, nên đã ra sức định hướng sự ham hiểu biết của con cháu mình vào việc học. Và đó cũng là phúc mà họ đã để lại cho con cháu vậy.
Gầy dựng họ tộc trên đất mới là một chiến thuật đồng hóa, vốn cũng được nhập khẩu từ Phương bắc. Người Việt vốn không có truyền thống họ tộc, do bởi chúng ta không gọi nhau bằng họ như người Trung Quốc và châu Âu. Tổ tiên chúng ta gọi nhau bằng một âm tiết đơn giản, và gọi cái mã nhận dạng cá thể ấy là “tên”. Cách gọi tên ấy không cần thể hiện ước mơ của cha mẹ về tương lai của con cái, cũng không cần thể hiện sự liên minh đoàn kết theo huyết thống của một nhóm người, mà thực hiện chính xác chức năng của một cái tên, đó là phân biệt được người này với người kia và xác định được sự độc đáo duy nhất của một con người. Bà mẹ mang bầu thèm khoai lang thế nào cũng đặt tên Khoai hay là tên Lang cho con, bất kể con trai hay gái. Bà mẹ đẻ con rớt khi đang làm việc ngoài đồng ruộng thế nào cũng đặt tên Rớt, tên Đồng hay là tên Ruộng. Đứa nhỏ đẻ ra nhỏ xíu thì gọi bằng Bé hay là Tí. Đứa nhỏ đẻ ra mà trắng hơn đứa khác thì gọi bằng Bột, trắng không bằng đứa khác thì gọi bằng Đen, có cái mũi không được cao thì kêu bằng Tẹt, có cái miệng bị hở hàm ếch thì kêu bằng Sứt,… Trong nội bộ một cộng đồng làng xã, mọi người đều biết đến nhau nên các bậc làm cha mẹ tránh được việc trùng lắp khi đặt tên. Đến khi ra xã hội, giao tiếp với những cộng đồng khác, nếu bị trùng tên thì cách giải quyết cũng rất đơn giản là thêm thứ tự được sinh ra của người đó trong gia đình. Số thứ tự này cũng là một cái mã nhận dạng thường dùng trong gia đình, thậm chí còn thường dùng hơn, khi mà sự phân biệt chỉ cần dừng ở mức độ các anh chị em trong cùng một gia đình. Tổ hợp của hai loại mã này đủ lớn để sự trùng lắp là rất hiếm trong một cộng đồng lớn hơn nhiều (một vùng): Cả Khoai, Hai Lang, Ba Đồng, Tư Ruộng, Năm Bé, Sáu Tí, Bảy Bột, Tám Đen, Chín Tẹt, Mười Sứt,… Ngoài hai loại mã nhận dạng bằng tên và bằng số thứ tự, người Việt còn dùng đến loại mã xác định quan hệ. Tuy nhiên, chúng ta không gọi nhau bằng tiến sĩ Trần hay kỹ sư Nguyễn (nếu không tính trường hợp của bác sĩ và thầy giáo), cũng không gọi bằng chủ nhiệm Việt hay trưởng phòng Nam, mà chúng ta chỉ dùng các từ xác định quan hệ gia đình: anh, chị, em, ông, bà, dì, dượng, cậu, mợ, cô, chú, thím,… Việc dùng những danh xưng giàu tình cảm đó để dùng ra ngoài các quan hệ gia đình cho thấy một năng lực đồng hóa lớn lao của người Việt, không phải trên cơ sở xúc tiến lợi ích hay là mục tiêu kiểm soát quyền lực, mà là một nhu cầu nhất thể hóa (muốn nhìn thấy mình trong người khác, và nhìn thấy người khác trong bản thân mình) theo kiểu “thương người như thể thương thân” hay “bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Năng lực đồng hóa ấy đủ lớn để làm được các cuộc đồng hóa ngược tương tự như cuộc đồng hóa của người Hán đối với người Mãn, vậy thì duyên cớ nào đã dẫn đến sự hình thành của văn hóa họ tộc ở Việt Nam? Lần ngược lịch sử nước Việt, chúng ta thấy chính những quý tộc chạy nạn từ phương Bắc đã đem văn hóa họ tộc đến cho người Lạc Việt. Về sau, các quý tộc địa phương nhiều tiền của cũng bắt đầu quan tâm tới việc tạo thế lực, bằng cách khởi tạo những dòng họ, để truyền đời những thành quả mà họ đã đạt được. Tôi cho rằng người Việt chúng ta không xây dựng họ tộc để khuếch trương cho chế độ phụ hệ, cũng không chủ trương nuôi dưỡng các mầm mống chống đối nhau giữa các dòng họ để khẳng định bá quyền, bởi vì những điều này rất không phù hợp với trực giác lý tính của chúng ta. Chúng ta cần đến họ tộc để nuôi dưỡng lớn mạnh hơn nữa truyền thống tự lực tự cường của tổ tộc Lạc Việt, để những khái niệm to lớn và trừu tượng như tổ quốc – dân tộc - đồng bào có được những hình ảnh cụ thể hơn, gần gũi hơn (khi mà điều kiện sống mới không còn cho phép chúng ta co cụm với nhau sau lũy tre làng nữa, mà phải vươn rộng ra trên một phạm vi địa lý rộng lớn hơn). Đó cũng chính là một lựa chọn đúng đắn nữa của tổ phụ nhà ông Thi vậy.
So với hai quyết định trên đây, quyết định gìn giữ cương thường đạo lý có phần dễ dàng hơn, vì nó không bắt nguồn từ một chủ trương hay giải pháp tiếp thu từ bên ngoài, mà vốn là một bản chất gốc của người Việt, được hình thành và duy trì ổn định qua rất nhiều đời. Một cách chủ quan, tôi cho rằng người Lạc Việt là những người đầu tiên trên thế giới này hiểu biết thấu đáo tác hại của quan hệ sinh dục đồng huyết, nên đã chấp nhận các chuẩn mực đạo đức cơ bản một cách hết sức tự nhiên, mà lại vô cùng triệt để (trong lịch sử của chúng ta, triều đại nhà Trần có khuyến khích sự loạn luân như là một biện pháp chống họa ngoại thích giành ngôi, nhưng gốc gác nhà Trần lại không phải người Lạc Việt, mà là người Phúc Kiến phương Bắc chạy nạn sang Việt Nam vào thời Lý). Trong phạm vi ba đời, người Việt dán nhãn rõ ràng cho những người họ hàng thân thuộc và tạo môi trường cho con cháu của họ cảm nhận những tình cảm rất khác biệt so với những người ở ngoài phạm vi này: ba, mẹ, anh, chị, em, ông ngoại, bà ngoại, ông nội, bà nội, dì, dượng, cậu, mợ, chú, thím, bác, cô, dượng. Từ phạm vi cơ bản đó, có thể dễ dàng mở rộng thành các khái niệm “bà con chú bác”, “bà con bạn dì”, “bà con cô cậu”. Phạm vi thân tộc được xác định như vậy, theo tôi, là rất phù hợp với tuổi thọ của một con người, lại cũng đủ lớn để ngăn ngừa các hậu quả xấu của loạn luân. Nếu so sánh với “tam cương” của nho giáo Trung Quốc, giải pháp hôn nhân gia đình do ông bà ta xác lập, tuy không có tên, nhưng lại nhẹ nhàng và thiết thực hơn nhiều. Chúng ta không có công thức phải tôn trọng như thế nào trong quan hệ vợ chồng, phải hiếu thảo như thế nào trong quan hệ cha con, phải trung thành như thế nào trong quan hệ vua tôi, mà chúng ta chỉ “làm sao cho coi được”, “làm sao cho phải đạo”. Điều này giúp chúng ta duy trì được các mối quan hệ đều trên cơ sở cùng thắng, dựa trên sự cân bằng về quyền lực, nên chúng ta không chấp nhận những cảnh vua xử bề tôi, cha đánh đập con, chồng coi thường vợ. Sự công bằng, lòng nhân đạo, tính vị tha luôn là những nhu cầu thúc bách của mỗi con người mang dòng máu Lạc Việt, dầu chỉ là một ít. Do đó, trong “ngũ thường” (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), chúng ta rất dồi dào: nhân (nhờ quan tâm đến người khác), nghĩa (nhờ thích công bằng, chơi đẹp), trí (nhờ vào trực giác lý tính). Trong khi đó, hai cái thường còn lại là lễ và tín không được chúng ta đề cao lắm, nếu không muốn nói là khó dung nạp, do chúng vốn mâu thuẫn với tâm lý thích thoải mái, tự nhiên, ghét gò ép, bó buộc và đề cao sự biến hóa bất định (vốn cũng là bản chất của đạo, và là nền tảng gốc của dân Việt). Về lễ, chúng ta không ưa các nghi thức rườm rà, và không bị ấn tượng bởi những trò gây ấn tượng. Về tín, chúng ta không cố giữ cùng một cách cư xử khi mà những điều kiện môi trường đã thay đổi. Dần dần về sau, khi buộc phải phát triển các hình thái tổ chức xã hội, muốn tránh những chuyển biến lệch lạc, lạm dụng sự tự do vô tổ chức và trục lợi sự linh động uyển chuyển, và cũng trong một nỗ lực tiếp thu những giá trị tích cực của lễ và tín, ông bà ta đã nhấn mạnh vào những khái niệm như “sửa mình theo lễ là nhân”, “mua danh ba vạn, bán danh ba đồng”. Tăng cường đạo lý để chuẩn bị cho công cuộc xây dựng đời sống mới ở phía nam đèo Ngang với các thiết chế tiến bộ hơn, nhằm tránh được các sai lầm đã và đang diễn ra ở Bắc Hà, là một nhiệm vụ rất quan trọng mà thế hệ trước ông Thi đã hoàn thành được.

__________ * __________

Đến đời của ông Thi, những quyết định, những chủ trương của thế hệ trước bắt đầu phát huy tác dụng, mang lại một cuộc sống bình ổn hơn, tốt đẹp hơn cho cộng đồng. Chúng ta có thể thấy rõ tất cả những thành quả đó qua con người của Mẹ ông Thi. Như đã đề cập trong bài trước, theo quan điểm của riêng tôi, từ khi có sự tiến hóa phân chia giống đực và giống cái, sinh vật giống cái có vai trò thu thập những thành quả tiến hóa do giống đực tạo ra, để di truyền lại cho các thế hệ tiếp sau. Trong xã hội loài người, tôi cho rằng phụ nữ cũng giữ một vai trò tương tự, không những trong quá trình thừa kế di truyền sinh học mà còn trong quá trình thừa hưởng di sản văn hóa nữa. Do đó, hình ảnh bà Mẹ ông Thi, với đầy đủ các giá trị văn hóa tinh thần mà dân tộc đã tích lũy được, cho chúng ta nhận biết sự tiến hóa của dân tộc mình đã đạt được một cột mốc mới, trong buổi giao thời của chúng ta với nền văn minh phương Tây.
Và cái cột mốc ấy, có thể nói, cũng là tạm đủ để chúng ta có một bản ngã mới, để đương đầu với các cuộc đồng hóa ồ ạt của phương Tây. Nói tạm đủ là bởi vì chúng ta không hồ hởi phấn khởi, không tay bắt mặt mừng với những vị khách phương xa, với tư thế của một người chủ nhà tự chủ và tự tin. Mục đích của những vị khách kia, không phải là trao đổi sản vật, cũng không phải mở xưởng dạy thợ, càng không phải khai hóa văn minh, mà là sử dụng tài nguyên giá rẻ từ một xứ sở xa xôi mà phong phú, của những con người thủ cựu và mông muội. Làn gió phương Tây thổi qua trong một tình thế như vậy, lại một lần nữa thử thách sức sống của dân tộc Việt. Một lần nữa cộng đồng văn hóa Việt lại phải đương đầu với những sự xáo trộn và phân hóa mới. Đó chính là hoàn cảnh sống của anh em nhà ông Thi. Chắc là họ không đến mức phải tiếp xúc với những người như ông TYPN hay là bà Phó đoan, nhưng chắc là họ cũng phải đêm thao thức ngày trăn trở để chọn cho mình một hướng đi ở lứa tuổi thanh niên. Anh của ông Thi, với một phong cách truyền thống hơn, có thể đã nhận ra được là người Tây vượt trội hơn người Nam nhờ làm chủ được một khối kiến thức đồ sộ, nên quyết định theo họ học lấy về cho người mình. Còn ông Thi, với một tính cách nổi loạn hơn, đột phá hơn, có thể đã nhận ra chẳng qua người Tây họ “mạnh thì là vì gạo, mà bạo thì là vì tiền”, nên đã quyết định khởi sự kinh doanh, hòng có thể tranh lại sự tự chủ về kinh tế, rồi mới có thể tính đến chính trị. Tôi cho rằng, với bản chất dân tộc tính của người Việt, quyết định của người anh có phần dễ dàng hơn nhiều so với quyết định của ông Thi. Bon chen tranh đấu nơi thương trường là một cái gì đó còn quá mới mẻ trong khái niệm của chúng ta vào thời điểm đó, và có thể nói rằng đa số dân ta vào thời điểm đó đều lên án sự làm giàu cá nhân, nhất là làm giàu bằng một cách thức phi nông nghiệp (người giàu lúc đó chỉ có địa chủ và con buôn). Ba mẹ ông Thi, dù có thương yêu con mình đến đâu, thì ngoài việc cung cấp tiền vốn và giữ lại nuôi dạy đứa cháu trai, cũng không thể làm gì hơn trước quyết định bỏ xứ đi lập nghiệp của con trai mình.
Lựa chọn của ông Thi không phải là sai lầm, mà có thể nói là vô cùng đúng đắn, nhất là khi nhìn nhận nó trong bối cảnh của ngày hôm nay. Tuy nhiên, những kết quả mà ông nhận được ở phút cuối đời lại không hề khẳng định cho nhận định đó. Vậy thì ông có sai lầm không và sai lầm có thể nằm ở đâu? Ông Thi chắc chắn có sai lầm. Vào thời của ông, các tiền đề hỗ trợ cho thiểu thiểu số những người muốn sử dụng nguồn lực của cộng đồng để tạo ra giá trị cho cộng đồng là hoàn toàn chưa có, hoặc nếu có thì rất ít ỏi và tồn tại dưới những hình thái gián tiếp:

  • Cộng đồng quan niệm giá trị được tạo ra từ nông nghiệp là chính, của cải, sự giàu có, thế lực và thang giá trị trong xã hội cũng trên cơ sở đó mà ra. Quan niệm này không triệt để như chủ nghĩa trọng nông của nước Pháp thời kỳ đầu phát triển, nhưng nó cũng giới hạn sự hình dung của mỗi người Việt về khả năng mở rộng của những thứ có thể tạo nên giá trị. Quan niệm này dẫn đến hai thái độ đối nghịch nhau, nhưng đều là sai lầm, khi tiếp xúc với các giá trị mới: hoặc nghi ngờ và chống đối kịch liệt, hoặc ảo tưởng và tiếp thu vô tội vạ.

  • Cộng đồng muốn sống cân bằng và hài hòa với thiên nhiên, nên cảm thấy đã hài lòng với việc thỏa mãn những nhu cầu vật chất giản đơn. Vì thế, trong cộng đồng không tồn tại sự gia tăng đáng kể của nhu cầu, nên nguồn cung và các phương thức sản xuất cũng theo đó mà không có cơ hội để phát triển.

  • Do thiếu óc hoài nghi và hệ thống lý tính, các dân tộc châu Á đều bị lạc hậu về khoa học kỹ thuật. Riêng người Việt của chúng ta, vốn chậm trễ trong việc tiếp cận với sách vở và ưa thích việc truyền thụ kinh nghiệm hơn là kiến thức, càng xa lạ với việc ứng dụng kỹ thuật phục vụ sản xuất. Không có kỹ thuật tức là không có sản xuất hàng loạt, và do đó nguồn cung chỉ dừng lại ở mức độ tiểu thủ công nghiệp.

  • Trong cộng đồng, quá trình tích lũy tư bản đã diễn ra, nhưng các nhân vật nắm giữ những thành quả của quá trình này không có nhiều lựa chọn để phát huy nguồn lực to lớn của mình phục vụ lợi ích cộng đồng. Ngoài việc giúp đỡ những người cơ nhỡ, xây chùa và làm chính trị ra, họ hầu như không có hướng nào khác. Do đó, quá trình tư bản tái tạo mở rộng đã chưa bao giờ được khởi động để phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Lỗ Tấn đã cho chúng ta biết rằng, trên đời này, kỳ thực không có sẵn những con đường, mà chúng đều do con người đi mãi mà thành đó thôi. Tôi lại thấy rằng, trong những con người cùng đi và cùng nhau tạo thành một con đường, thì vai trò của từng người đối với sức sống của con đường thật là khác nhau:

  • người tìm đường là người tìm cách đi từ chỗ đứng của anh ta đến nơi có cái mà anh ta cần;

  • người mở đường là người phát hiện ra cách đi của “người tìm đường” phù hợp để nhiều người khác có thể đến được với những thứ mà họ cần, và quyết định chỉ cho nhiều người biết;

  • người ủng hộ là người cảm thấy lựa chọn của “người đi đầu” là đúng đắn nên quyết định đi theo, và rủ rê nhiều người khác cùng theo;

  • người làm dấu là người mong muốn có nhiều người đi trên con đường mình đang đi, mà không nhất thiết phải cùng đi với nhau, nên chủ trương để lại các dấu hiệu trên đường đi, cho những người sau có thể theo đó tự đi;

  • người mở rộng là người nhận thấy con đường đang đi chưa đủ rộng cho số lượng người đi đang tăng dần, nên tìm cách nâng cấp mở rộng con đường;

  • người tập hợp là người hô hào cộng đồng hãy cùng nhau đi trên con đường dài và rộng;
    người dẫn đường là người đi trước để cộng đồng theo đó bước đi trên cùng một con đường;

  • người đi theo là những người tham gia đi trên một con đường, mà hầu như không hoặc rất ít thắc mắc về con đường mình đang đi;

  • người hoàn chỉnh vốn cũng là một trong số những “người đi theo”, song trên đường đi va chạm phải những giới hạn của con đường nên quyết định phải hoàn chỉnh nó;

  • người rẽ nhánh là người suy đoán rằng phía trước con đường là ngõ cụt hoặc sẽ không có cái mà anh ta cần, nên quyết định rẽ nhánh cho con đường;



Phân tích như vậy để thấy rằng, con đường mà ông Thi đã chọn là hoàn toàn mới, không phải với ý nghĩa là ông không nên lựa chọn con đường này, mà là ông cần nhận thức đầy đủ về sự lựa chọn của mình, để chuẩn bị đủ bản lĩnh, sự kiên nhẫn và lòng quyết tâm cho công trình khai phá một con đường hoàn toàn mới cho dân Việt. Thế nhưng, tôi lại ngờ rằng ông chỉ mới nghe người ta nói là ở nơi xa kia có một kho báu, chứ chưa hình dung được là ông cần gì từ cái kho báu đó, cũng chưa nhận thức được là ông phải bắt đầu từ đâu, lại càng không biết định hướng cho đường đi của mình. Trực giác lý tính và sự tự tin của người Việt đã không thể giúp gì ông trong một môi trường hoàn toàn lạ lẫm và mất cân bằng liên tục, mà chúng còn đẩy xa hơn nữa những sai lầm trong nhận thức của ông, khiến ông và các thế hệ tiếp sau phải trả giá đắt. Bằng lựa chọn đeo đuổi kinh doanh mà lại không có được sự thành công, ông đã tự tách mình ra khỏi luồng tiến hóa chính của dân tộc. Trong khi đó, ông lại không có ý thức gì về việc khơi mào một luồng mới cho chính mình và những người khác. Có thể nói thất bại của ông Thi là thất bại điển hình của người Việt thời hiện đại: không biết mình đang ở đâu, không hiểu rõ các điểm mạnh và yếu của con người mình, và nhất là không chịu vận động để tìm ra hướng giải quyết các vấn đề của chính mình.

__________ * __________

Ông Mưu là con của ông Thi, nhưng xét về mặt nền tảng xã hội và sự tiến hóa của nhận thức, thì đời của ông Mưu không thua kém ông Thi, nếu không muốn nói là vượt trội. Ông nhận được sự giáo dục của Bà nội mình khi bà đã ở cái tuổi chiêm nghiệm được nhiều điều từ một cuộc đời sôi nổi mà thanh thản, vì thế mà ông đã trở nên chín chắn rất nhiều ở một độ tuổi còn rất nhỏ. Ông lại cũng được người Bác truyền cho sự say mê các giá trị tiến bộ của nền văn minh phương Tây, vì thế nên ông có được sự tự tin của một người thanh niên trước thời cuộc đầy biến động. Chính nhờ nền tảng khá tốt đó, một cách hết sức tự nhiên, ông đã hòa mình vào luồng vận động của cả dân tộc: đấu tranh cho quyền tự quyết của dân tộc mình, dưới ngọn cờ của chủ nghĩa yêu nước và sự ảnh hưởng của các trào lưu tiến bộ trên thế giới.
Thời cuộc đã cuốn ông Mưu đi làm cách mạng, tức làm một cuộc đổi đời cho dân tộc và tổ quốc mình. Vậy thì với tư cách là một thành viên của các phong trào cộng sản Việt Nam, với tư cách là một người con đất Việt được trang bị khá đầy đủ các giá trị truyền thống của tổ tiên (như khả năng trực giác lý tính và lòng tự tin hay sự tự trọng), ông có thể cho chúng ta thấy được những gì qua những năm tháng hoạt động sôi nổi của đời mình?
Trước hết, ở vào thời điểm của tuổi thanh niên, chọn lựa dấn thân của ông đã được thực hiện dựa trên cơ sở của lòng yêu nước. Đó chính là mẫu số chung cho tất cả những người Việt Nam đi làm cách mạng mà chúng ta đều đã được biết: Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học,… Xem xét trường hợp ông Mưu, chúng ta có thể thấy ở lòng yêu nước của ông một đặc thù ít được chúng ta nói tới, đó là sự tiếp nối truyền thống của tổ tiên. Điều này ít nhiều trái ngược với thái độ nghi ngờ trực giác lý tính và phủ nhận các giá trị truyền thống của ông Thi. Tuy bệnh không nặng như những kẻ vào làng Tây làm tay sai cho Phú Lang Sa, nhưng khi nhìn thấy những sự hào nhoáng, tối tân và sang trọng của bọn người Pháp thực dân, cộng với những thất bại của chính mình trong kinh doanh, ông Thi đã có những thất vọng về bản thân và về những giá trị văn hóa được lưu truyền, và phần nào có sự ngưỡng vọng vào các giá trị bên ngoài. Những người không có khả năng tự hiểu mình như ông Thi, cũng sẽ không thể hiểu nổi các giá trị văn minh sẽ có lợi cho mình như thế nào. Ở họ chỉ có sự thất vọng nặng nề, làm tiêu tan ý chí và bải hoải động lực phấn đấu của chính họ. Trong đầu họ không muốn lưu giữ những lời dặn dò của ông bà cha mẹ, mà chỉ có lởn vởn những suy tư kiểu như cha ông chúng ta đã đi sai đường, bây giờ muốn theo kịp người ta phải mất hằng bao nhiêu năm nữa, hoặc những giá trị tích lũy được của nhiều thế hệ tiền nhân thật ra chẳng có gì đáng tự hào, mà chúng còn là những rào cản chúng ta trên bước đường đi tới tương lai, hay là những người tân tiến hơn đã thiết lập ra những chuẩn mực, mà bây giờ chỉ cần bắt chước họ thôi, chúng ta cũng sẽ phát triển hơn bây giờ nhiều,… Lẽ dĩ nhiên, những tâm sự này cũng đều bắt nguồn từ thói quen từ lâu của dân Việt là sống chan hòa trong điều kiện môi trường xung quanh, dẫn đến nhu cầu lý giải tình huống mới, thực trạng mới. Tuy nhiên, những nỗ lực nhất thể hóa với chân lý mới trên nền tảng thái độ vong bản là một sai lầm hết sức tai hại, nhất là khi thực trạng mới chưa đạt được sự ổn định của mô hình và được trình diễn bởi những kẻ thực sự không chủ trì luồng tiến hóa hiện hành của nhân loại. Ở lứa tuổi thanh niên, niềm tin mãnh liệt vào bản ngã của mình đã giúp ông Mưu tránh được thái độ sai lầm và phản ứng tiêu cực với thời cuộc mà ông Thi đã mắc phải. Cùng với những người cấp tiến nhất của dân tộc vào thời đại mình, ông đã lựa chọn con đường phù hợp nhất để kế thừa và cải thiện các giá trị căn bản của cộng đồng, đấu tranh giành độc lập bằng phong trào cộng sản. Theo tôi, phong trào cộng sản là lựa chọn phù hợp cho dân Việt tại thời điểm đó là vì các lý do:

  • Dân ta vốn cứng đầu mà lại thụ động với những thứ nằm ngoài hệ thống của mình, nên không thể tự tìm đến với văn minh phương Tây (theo cách của người Nhật), lại cũng nằm ngoài lựa chọn của người chủ trì cuộc tiến hóa ở phương Tây lúc đó là người Anh (theo kiểu Mã Lai, Hồng Kông, Ấn Độ,…).

  • Từ thời điểm kết thúc vai trò lãnh đạo của nhà Lê, thiết chế quân chủ ở Việt Nam khá lỏng lẻo, miền Bắc không có chủ tướng, đầu tàu phát triển của cả nước nằm ở miền Nam mà lưu dân miền Nam lại chúa ghét khuôn phép, người tài giỏi như Quang Trung lại chưa được lòng đại đa số dân chúng, nhà Nguyễn thì không thể tạo được sự tập trung quyền lực và sức mạnh của dân tộc vẫn nằm tản mác trong dân chúng. Vì thế, chúng ta cũng không thể giữ được nền độc lập có nhân nhượng theo cách mà Thái Lan đã đi dây giữa Anh và Pháp. Sự thất bại trong việc bảo vệ chủ quyền càng khiến muôn dân mất niềm tin nơi nhà Nguyễn nói riêng, và nơi vua chúa nói chung, tạo khoảng trống quyền lực và nguy cơ hỗn loạn.

  • Thời điểm đó quyền lợi và quyền lực văn minh phương Tây đều nằm trong tay tư sản. Sự đàn áp của thiểu số cầm quyền đè lên đa số quần chúng khiến xã hội không có dân chủ. Mà mất dân chủ là điều tối kỵ của dân Việt ta, cho nên các phong trào tư sản (như phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du,…) không thể lan tỏa sâu rộng và nhận được sự ủng hộ nhiệt thành của cộng đồng như là phong trào cộng sản.

  • Thanh niên Nguyễn Tất Thành, sống cả thời tuổi trẻ trong các cộng đồng dân Việt trải dài từ Nghệ An cho đến Sài Gòn, là một người thấu hiểu dân tộc bằng chính sự trải nghiệm. Trước khi định hướng cho con đường cách mạng mà mình sẽ đi, anh đã sống trong dân với tư cách một người dân. Do đó, khi có duyên tiếp cận với chủ nghĩa cộng sản và được sống cùng với phong trào cộng sản đang diễn ra tại nước Pháp “mẫu quốc”, anh đã không cho rằng đó là một phong trào nổi loạn nhằm phá hủy các thiết chế văn minh (như các nhà lý luận phương Tây vẫn quan niệm), mà anh hiểu rõ rằng đó chính là con đường làm cách mạng giải phóng dân tộc bằng phương thức lấy sức ta mà giải phóng cho ta, hết sức phù hợp với con người và đất nước Việt Nam. Và thực tế đã chứng minh rằng, không chỉ có ông, rất nhiều thủ lĩnh thanh niên khác của cộng đồng cũng rất hào hứng với phong trào cộng sản.

Cho đến bây giờ, lựa chọn phong trào cộng sản của những người thanh niên như ông Mưu vẫn cho thấy tính đúng đắn của nó:

  • Nhìn qua Thái Lan, chúng ta thấy phụ nữ nông thôn, những người tích lũy thành quả tiến hóa, được người ta chủ trương đem làm đồ chơi giải trí cho khách phương Tây. Trong khi đó, những người đàn ông thành thị lại quá say mê làm đảo chính dưới sự chứng kiến của nhà vua Xiêm.

  • Nhìn qua Ấn Độ, chúng ta thấy khoảng cách giai cấp có từ thời Bà la môn ngày càng được nới rộng ra. Ngôn ngữ bản xứ lại không đủ “khả năng” để diễn đạt những vấn đề chính thức trong trường học, trong cơ quan và trong công ty.

  • Nhìn qua Mã Lai, chúng ta thấy thành quả lãnh đạo của thủ tướng Mahathir Mohamad đang bị đe dọa bởi khoảng trống quyền lực khá lớn phía sau ông. Quá trình phát triển con người, dựa trên nền tảng những thành tựu phát triển kinh tế, vẫn đang được tiếp tục, và đã chứng tỏ là không hề đơn giản để có một sự “thần kỳ” nữa.

  • Nhìn qua bán đảo Triều Tiên, chúng ta thấy một sự phát triển mạnh mẽ của các lực lượng cánh tả ở đất nước miền Nam tư bản phát triển đã hạn chế tân tổng thống Lee Myung Bak hành xử như một chủ tịch tập đoàn như thế nào, đã kiên trì chống quá trình phân tách dân tộc như thế nào.

  • Nhìn qua Nhật Bản, chúng ta thấy sau đám tang đầy nước mắt mà nhân dân Nhật Bản đã dành cho thủ tướng Keizo Obuchi (nhân dân xây dựng kỷ nguyên tiếp theo - people building the next era), chính phủ Nhật đã phải liên tục thay đổi thủ tướng và nội các mà vẫn không thể khắc phục tình trạng suy thoái kinh tế.

Trong luồng tiến hóa của dân tộc dưới hình thức các phong trào cộng sản, hình ảnh của ông Mưu cho chúng ta thấy rõ lực lượng lãnh đạo cách mạng lúc bấy giờ chính là tầng lớp trí thức Tây học gắn bó chặt chẽ với cộng đồng của mình. Chính vì là trí thức Tây học, nên họ biết phải làm gì và làm như thế nào. Chính vì gắn bó với cộng đồng nên họ hiểu được thực ra họ là ai, họ đang ở đâu so với thế giới, tại sao họ lại làm cách mạng và khi nào là thời cơ chín muồi. Sự che chở và nuôi dưỡng của cộng đồng còn cho họ sức mạnh không khoan nhượng để đối đầu trực diện với kẻ thù trên chiến trường hay trong các lao tù. Và điều mà kẻ thù kinh ngạc nhất ở họ chính là tinh thần lạc quan tràn đầy niềm tin ở ngay cả những thời khắc nghiệt ngã nhất. Cột mốc thống nhất đất nước vào năm 1976 chính là thành quả to lớn của thế hệ lãnh đạo này, đem lại biết bao nhiêu hy vọng cho những người dân Việt.
Thực tế là, trong suốt quá trình cách mạng, cả trước và sau năm 1976, những người trí thức dân tộc luôn là lực lượng tiến bộ, ở nơi đầu sóng ngọn gió, vừa chiến đấu với những kẻ thù của dân tộc, vừa đấu tranh không mệt mỏi với những sai lầm của những người đồng chí cộng sản:

  • Ngay từ buổi ban đầu của các phong trào cộng sản, vấn đề lực lượng của cách mạng đã được đặt ra như là thách thức đầu tiên cho việc áp dụng các lý luận cộng sản châu Âu tại Việt Nam. Lý luận nhập khẩu cho rằng nông dân không đáng tin cậy để được tập hợp khi tiến hành làm cách mạng, tư sản địa chủ không được phép và cũng không có thể tập hợp, trí thức chỉ là những kẻ lãng mạn vẩn vơ. Điều đó đúng với thực trạng châu Âu: những con người ở nông thôn có gốc gác hung hăng nhưng bản lĩnh hèn nhát, sự áp bức của giai cấp tư sản lên giai cấp công nhân đã đạt đến đỉnh điểm sức chịu đựng của con người, công nhân tham gia vào dây chuyền sản xuất công nghiệp nên hiểu được sức mạnh của một tổ chức có kỷ luật. Nhưng đối với Việt Nam, lực lượng bị chèn ép lại là đại đa số những người Việt bị mất nước, bao gồm cả công nhân, nông dân, trí thức, địa chủ làng xã, tư sản tép riu, trong đó nông dân là hùng hậu nhất. Vai trò tiên phong của giai cấp công nhân cũng không thực sự rõ ràng khi họ chỉ là những công nhân nông nghiệp hoặc công nhân dịch vụ: nhà máy hỏa xa, nhà máy điện, đồn điền cao su,… Thực tế là trong Cách mạng tháng tám, Toàn quốc kháng chiến, hay Giải phóng miền nam, dưới sự lãnh đạo và đấu tranh kiên trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng đều đã huy động được mọi tầng lớp nhân dân.

  • Sau thắng lợi của cuộc Kháng chiến 9 năm (1945-1954), lý luận nhập khẩu (lần này từ Trung Quốc) lại cho rằng phải cải cách ruộng đất bằng cách đánh mạnh vào địa chủ, để tiêu diệt tàn dư của chế độ phong kiến. Điều đó có thể đúng với Trung Quốc, nơi vua chúa và quan lại tự coi mình như là cha mẹ của nhân dân với quyền uy tuyệt đối, nơi sự mất cân bằng về quyền lực và mất dân chủ diễn ra trầm trọng. Đối với thực trạng Việt Nam, nơi các thiết chế quân chủ khá lỏng lẻo, địa chủ và quan lại vẫn phải kiêng dè những người nông dân tự do và ngay cả tá điền, mâu thuẫn về ruộng đất chỉ bắt đầu dâng lên khi có sự can thiệp của người Pháp. Cuộc cải cách này đáng lý ra có thể thực hiện tốt bằng phương thức vận động (với ý nghĩa giành lại chủ quyền điền thổ), lại tiến hành theo phương thức đấu tố, đã bị những kẻ cơ hội lợi dụng để trả thù cá nhân và những kẻ chống phá kích động thêm, kết quả là uy tín của cộng sản Việt Nam bị tổn hại nghiêm trọng. Lần này, do áp lực của Trung Quốc và do thực trạng còn nhiều hỗn loạn, Chủ tịch Hồ Chí Minh và những người trí thức dân tộc đã thất bại trước những người đồng chí giáo điều.

  • Đến năm 1958, cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được tiến hành theo bài bản của Liên Xô – Trung Quốc lại một lần nữa cho thấy bối cảnh ở Việt Nam có rất nhiều điều khác biệt. Do đặc điểm dân tộc tính và điều kiện lịch sử để lại, giai cấp tư sản ở nước ta rất yếu ớt, không nhận được sự ủng hộ của trí thức, không có khả năng tập hợp quần chúng, nên chưa bao giờ là mối đe dọa của cách mạng. Lực lượng tiến bộ chưa đủ sức mạnh để ngăn cản một cuộc cải tạo nhắm vào tư sản tép riu, mà chỉ có thể thuyết phục được những người cộng sản vong bản công nhận trong Hiến pháp 1959 rằng tư sản dân tộc cần được bảo vệ và tư sản mại bản mới chính là đối tượng của cuộc cải tạo. Theo quan điểm của tôi, khái niệm tư sản mại bản của Việt Nam cũng không đồng nhất với khái niệm tư sản trong lý luận ở châu Âu, mà nó chỉ thể hiện rằng đó là những kẻ phản quốc cần phải trừng trị.

  • Năm 1963, sau sai lầm nghiêm trọng của Ngô Đình Diệm trong việc đàn áp Phật giáo, thông qua trung gian người Pháp, Ngô Đình Nhu muốn thực hiện một cuộc tiếp xúc với Chủ tịch Hồ Chí Minh để khởi động quá trình hòa giải dân tộc. Thế nhưng, trong thời điểm đó, trung thành với truyền thống dân tộc đồng nghĩa với phản bội lại “những người tài trợ cho tự do” (ở miền Nam) và “phá hoại tinh thần quốc tế vô sản” (ở miền Bắc). Kết quả là anh em Ngô tổng thống bị ám sát, còn vai trò lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh bị vô hiệu hóa, chỉ còn là hình ảnh để tôn thờ. Đến lúc này, những người trí thức dân tộc hoặc cũng bị vô hiệu hóa như Bác Hồ, hoặc không thể ngăn cản mà còn bị cuốn vào cuộc chiến tranh Việt Nam.

  • Từ năm 1973 đến 1975, nhận thấy sức sống của một chính thể tư sản ở miền Nam là quá yếu ớt, cho dù đã đổ vào đó quá nhiều nhân lực vật lực, cộng với sự đấu tranh rộng khắp của các lực lượng tiến bộ trên phạm vi toàn thế giới, Mỹ đã quyết định bỏ cuộc và rút khỏi vai trò ảnh hưởng ở Việt Nam. Có thể coi đây là thành quả của toàn dân, dưới sự lãnh đạo của những người trí thức dân tộc, sau một thời gian dài kiên trì đấu tranh, lần đầu tiên nước Việt Nam hiện đại có cơ hội được là chính mình.

  • Cho đến trước năm 1986, “chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước” đã là thương hiệu tạo dựng nên quyền lực cho những kẻ duy ý chí và giáo điều trong nội bộ những người cộng sản Việt Nam, tạo điều kiện cho những người này đẩy xa hơn nữa tiến trình vong bản trong hàng ngũ những người lãnh đạo. Hậu quả của tiến trình này là thời kỳ bao cấp đầy ám ảnh mà tất cả chúng ta đều đã biết.

  • Năm 1986, nhân cơ hội công cuộc cải tổ của “đàn anh” Liên Xô, và trên cơ sở sự bất lực đến tuyệt vọng của những người cộng sản vong bản, những người trí thức dân tộc (những người cộng sản chân chính) lại một lần nữa nhận lấy trách nhiệm cứu nguy dân tộc. Những người anh hùng không la lối này đã vạch ra “ba chương trình kinh tế lớn” để đảm bảo “lương thực thực phẩm” cho cái bao tử của nhân dân, đảm bảo “hàng tiêu dùng” cho nhu cầu sinh hoạt hằng ngày của nhân dân, đảm bảo “hàng xuất khẩu” để lần đầu tiên hội nhập rụt rè vào nền kinh tế thế giới (để qua đó nâng cao nội lực).

  • Năm 1992, cuộc cải tổ của Liên Xô thất bại, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam mất thị trường dễ tính Đông Âu, buộc phải nâng tầm để đáp ứng thị trường phương Tây. Những người trí thức dân tộc lại tiếp tục lãnh đạo một cuộc cải tổ toàn diện nền kinh tế đất nước hướng theo sự vận hành của thị trường, đồng thời với những nỗ lực khắc phục các lỗ hổng lộ ra trong quá trình đó (như cuộc khủng hoảng mất khả năng chi trả của các hợp tác xã tín dụng, hay cuộc khủng hoảng tín dụng thư nhập khẩu phân bón).
Trường hợp của ông Mưu, trong thời gian hoạt động ở miền Nam sau 1954, các diễn biến mà ông đã chứng kiến đã cho ông cảm giác rằng cuộc chiến đang diễn ra với Mỹ có bản chất rất khác với cuộc kháng chiến chín năm với người Pháp. Nó dần xa rời mục tiêu dân tộc độc lập, mà ngày càng sa vào luồng xu hướng thịnh hành của thế giới lúc bấy giờ, mà cả phe tư bản chủ nghĩa lẫn phe xã hội chủ nghĩa đều vướng phải, đó chính là chủ nghĩa phân cực đối trọng (mà tàn dư còn lại trong những năm đầu thế kỷ 21 là hai lựa chọn mà Bush dành cho phần còn lại của thế giới, hoặc theo Bush “chống khủng bố” hoặc “theo khủng bố”). Các em gái ông, sau một thời gian sống với ba má và tham gia vào đời sống kinh thương, đã nâng cao được nhận thức về giá trị của một nhóm người mà cụ Lê Quý Đôn đã mô tả là “phi thương bất hoạt”. Do đó, khi đoàn tụ cùng gia đình, ông Mưu đã ngờ ngợ cảm thấy một nền chuyên chính vô sản là lựa chọn không phù hợp cho dân Việt, vốn là một dân tộc đã từng khẳng định vị trí quan trọng thứ ba (tam công) và thứ tư (tứ thương) của doanh nhân trong các vai trò của xã hội truyền thống. Những trăn trở, mâu thuẫn dồn nén đã làm cho ông không thể trở thành một nhân vật có “bản chất giai cấp” điển hình. Thời điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bị vô hiệu hóa, và để cổ vũ cho một bài bản lý luận xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa (vốn được cho là sẵn có và đầy đủ), người nắm giữ quyền lực bắt đầu thực hiện bước đi sai lầm sau cùng (và cũng là sai lầm nhất) là loại bỏ dần vai trò lãnh đạo của trí thức dân tộc. Cách làm này là hết sức nguy hiểm vì nó làm thay đổi bản chất cuộc cách mạng của những người cộng sản Việt Nam, từ “của dân, do dân và vì dân” trở thành “nhân dân Việt Nam anh hùng là giá trị đại diện của người nắm quyền trước những người đồng chí Liên Xô” và “đất nước Liên Xô hùng mạnh là giá trị đại diện của người nắm quyền trước nhân dân Việt Nam”. Vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng của người Việt lại được người nắm quyền tự ý chuyển thành vai trò tổ chức người Việt tham gia vào cuộc tranh giành ảnh hưởng giữa hai đường lối phát triển đang chiếm ưu thế trên thế giới, nhưng đều chưa được hoàn thiện và chưa đạt được độ ổn định của mô hình (là chủ nghĩa xã hội tập thể của Liên Xô và chủ nghĩa tư bản tiêu dùng của Mỹ). Là một trí thức dân tộc trưởng thành từ phong trào hướng đạo sinh Tạ Quang Bửu, ông Mưu hiểu rất rõ mức độ nghiêm trọng của sai lầm mà người nắm quyền thời điểm đó đã phạm phải, nhưng những gắn bó của ông với cộng đồng trong quá trình hoạt động cách mạng là chưa đủ lớn, để ông có thể có đủ niềm tin vào nhân dân, để có được những bước đấu tranh thích hợp với những người đồng chí vừa giáo điều rập khuôn vừa mất phương hướng nghiêm trọng. Và do đó, để tránh không bị gạt ra, ông Mưu đã để cho tuổi trung niên của mình nương tựa vào các giá trị ảo mà người nắm quyền đã tạo dựng: sự ưu việt của mô hình Liên Xô, chiến thắng vĩ đại trước đế quốc Mỹ sừng sỏ, sự phản bội và mối đe dọa của người Trung Quốc. Cũng bởi vì nương tựa vào các giá trị ảo đó, ông Mưu đã không thể chịu nổi áp lực công việc của một cán bộ kiểm sát trung cấp (trong một bối cảnh rối ren thời hậu chiến, vốn đòi hỏi ở người cán bộ một bản lĩnh cứng cỏi và một niềm tin to lớn), và ông đã gần như ngã quỵ khi người con trai út của ông bị giết trên đất Cao Miên. Kết cục là, ông đã xin về hưu sớm và bắt đầu sống thu mình như một người ẩn dật.

_________ * __________

Anh Năm là con trai thứ của ông Mưu. Là người trưởng thành trong thời điểm đất nước mới được thống nhất, trong bối cảnh giá trị thật của một dân tộc anh hùng và tự cường được khẳng định, cùng lúc các giá trị ảo được người nắm quyền đề cao. Là con áp út, khoảng cách thế hệ rất lớn, má lại mất quá sớm, nên không như hai người con trai đầu có trải nghiệm và nhận thức tốt về gia đình, thời cuộc và chính nghĩa, anh Năm đã trưởng thành với một niềm kiêu hãnh không nghi ngại về chế độ mới. Thời niên thiếu, vì người con út được cho là tác nhân làm cho bà Tuyết bị liệt nửa người (bà Tuyết bị liệt sau khi sinh người con út), lại là một đứa bé kháu khỉnh dễ thương khi mới được sinh, anh Năm là người nhận được sự quan tâm cưng chiều nhiều nhất của gia đình. Điều này càng làm cho giới hạn của sự kiêu hãnh trong con người anh Năm bị đẩy xa hơn bao giờ hết, những ấm ức, tị hiềm, so đo do gia cảnh nghèo khó, mặc dù được che dấu rất kỹ, vẫn âm ỉ mãi trong tâm hồn anh. Đời của anh Năm, vì thế, đầy những bất hạnh dù vẫn gặp rất nhiều may mắn. Chính cảm giác bất hạnh đó đã kéo lùi sự tiến hóa của nhận thức nơi anh, cho dù hiểu biết của anh khá rộng so với người cùng thời.
Tuổi thanh niên, anh đã sống với niềm kiêu hãnh của mình, đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc và đã bị thương. Khi xuất ngũ, anh lại vác ba lô ra thủ đô với dự định học làm sĩ quan chuyên nghiệp. Thế nhưng, dự định đó đã không thành. Ngay khi đến sân ga đông đúc và phức tạp, lần đầu tiên anh được va chạm với một thử thách lớn hơn cuộc chiến đấu mà anh vừa trải qua rất nhiều: anh bị mất cắp tư trang mang theo. Chuyện tưởng nhỏ như vậy, nhưng đối với con người kiêu hãnh như anh, nó lại trở thành một sự kiện làm chuyển hướng toàn bộ cuộc đời của anh từ đó trở về sau. Bởi vì, chỉ một sự không hoàn hảo đó của xã hội cũng đủ làm sụp đổ trong anh một mô hình ưu việt của chủ nghĩa xã hội. Hơn nữa, lòng tự trọng (hay đúng hơn là tự ái) cao vời của anh đã bị tấn công nghiêm trọng, một con người đầy nhiệt huyết, giàu tiềm năng và khát khao cống hiến như anh lại có thể bị một kẻ tầm thường nào đó lấy cắp hết đồ đạc. Thật là không có chỗ nào có thể chấp nhận được!
Vậy là, anh Năm đã đánh mất niềm tin, và cũng như ba mình tại thời điểm đó, anh đã tách mình ra khỏi thế hệ những người trẻ tuổi muốn làm chủ vận mạng của mình và cải cách vận mạng cho dân tộc. Anh bắt đầu một cuộc sống được chăng hay chớ, sống nương nhờ vào "hồng phúc" mà ba anh đã tạo dựng từ thời chống Pháp. Bất hạnh hơn, giống như ông nội của mình (là ông Thi), anh cũng có cảm giác mình là một người tài không gặp thời, rằng thì là các thế hệ cha ông đã không tạo điều kiện thuận lợi để cho anh phát huy được sức trẻ dồi dào của mình. Và cũng như ông nội anh, anh không coi tinh thần hiếu học là một tài sản thừa kế quý giá mà các thế hệ trước đã để lại. Má anh, người nắm giữ các giá trị nền tảng, vốn là người có thể trang bị cho anh một bản lĩnh vững chãi để vào đời, lại mất đi khi anh đang ở lứa tuổi bắt đầu nhận thức về thế giới. Anh trai còn lại duy nhất của anh, người duy nhất thông hiểu và có khả năng làm cầu nối thế hệ cho anh, lại bị vô hiệu hóa bởi những định kiến kiểu như "người vụng về nhất nhà", "học sinh Petrus Ký nhưng không học nổi kiến trúc", "sĩ quan chế độ cũ". Bằng sự khéo tay kế thừa từ ba mình, anh trở thành một người kiêu hãnh lơ láo.
Chính vì kiêu hãnh lơ láo, anh đã không thể lý giải được sự sụp đổ của lý tưởng đời anh, và do đó không thể nỗ lực hòa hợp với người vợ có ân tình với mình trên chiến trường. Việc vợ anh trúng số chỉ "chứng minh" thêm cho anh rằng "một người may mắn hơn thì đáng được tôn trọng hơn". Vì thế, sự bất hợp lý của lãi suất huy động của nước hoa Thanh Hương đã kết thúc "hạnh phúc mong manh" còn lại giữa hai anh chị.
Chính vì kiêu hãnh lơ láo, nên mặc dù cũng ra vẻ quan tâm đến việc học của Nguyên, nhưng kỳ thực khi Nguyên bắt đầu có dấu hiệu hụt hơi và mất căn bản trong việc học, anh Năm đã vận dụng các "dư luận xã hội" về sự quá tải trong chương trình học phổ thông, để dễ dãi với Nguyên trong việc học, ngay cả trong thái độ, quan điểm về tinh thần hiếu học. Điều này đã trở thành sai lầm cơ bản của anh trong việc góp phần định đoạt số phận của Nguyên, trong thời đại mà tri thức và kiến thức ngày càng giữ vai trò quan trọng. Vấn đề của anh Năm ở đây, cũng là vấn đề của rất nhiều người Việt thông minh – ham hiểu biết khác, chính là không hiểu được tính chất có hệ thống của hiểu biết, mà tri thức vốn khác biệt rất xa so với kiến thức.
Chính vì kiêu hãnh lơ láo, một lần nữa trong hôn nhân, anh lại không thể hòa hợp được với người vợ doanh nhân tài giỏi và thành công, để có thể cùng nhau đạt được cột mốc thành đạt trong sự nghiệp của đời mình. Trái lại, anh đã để cho cái tôi của bản thân mình trở nên đối đầu với cái tôi của vợ mình, tạo tiền đề cho cái chết lịm dần của cuộc hôn nhân.
Chính vì kiêu hãnh lơ láo, đến tận thời điểm hiện nay, ở vào thời gian cuối của tuổi trung niên, anh Năm vẫn là một người mất định hướng trong cuộc sống.

__________ * __________

Nguyên là cháu cố của ông Thi, là cháu nội của ông Mưu, và là con trai của anh Năm với người vợ đầu. Nguyên được sinh ra và lớn lên trong bối cảnh các sai lầm định hướng cũ đang được những người đồng chí của ông nội và những người đồng đội của ba nỗ lực sửa chữa, trong lúc các sai lầm định hướng mới bắt đầu manh nha khi có không ít người, mặc dù chưa đủ nỗ lực để thấu hiểu vấn đề, lại chủ trương đổi mới bằng cách lật lại toàn bộ vấn đề.

Còn hơn cả ba mình, Nguyên là đứa bị giằng xé không những trong quan điểm nhận thức về xã hội, mà còn trong cả tình thương gia đình. Cùng một lúc, Nguyên nhận được sự nuông chiều của ba, sự nghi ngờ của mẹ, sự coi thường của ông nội, sự chăm chút của cô, sự tôn trọng của người mẹ đứa em kế. Vì thế, đối với Nguyên, niềm tin càng trở thành một món đồ trang sức xa xỉ, còn sự tự ái mơ hồ lại trở thành hành trang không thể thiếu.

Cũng như nhiều gia đình khác ở miền Nam, các thành viên trong gia đình Nguyên đều có một đặc điểm chung là sự dấn thân. Tuy nhiên, họ không thể đại diện cho những người miền Nam "dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm", những người đã tạo nên kỳ tích kéo giảm lạm phát phi mã, giải phóng sức sản xuất, thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo và tạo nền tảng công bằng xã hội cho các mục tiêu cách mạng "dân quyền tự do" và "dân sinh hạnh phúc". Chúng ta có thể thấy một lý do khá rõ là, kể từ ông Thi trở về sau, những người đàn ông trong dòng họ của Nguyên đã không thu xếp được một cuộc sống cân bằng với những người vợ, người mẹ, người bà của mình, cho nên các khuynh hướng mà họ theo đuổi đã không thể định hình được thành "số phận" cho các thế hệ con cháu. Do đó, những người đàn ông đó đã không thể "mở lối đi riêng" được, lại càng không thể cùng nhau "gìn giữ gia phong". Chính tư tưởng xem nhẹ vai trò của phụ nữ đã khiến cho các thế hệ con cháu không thể có được một sự ổn định (dù là tương đối) trong từng thời kỳ, và gây nên những hỗn loạn phân nhiễu trong nhân cách và những mâu thuẫn triền miên trong quan điểm.

Ông Thi, ông cố Nguyên, đã không sai khi nhận định vai trò của kinh tế trong cuộc cách mạng của dân tộc, nhưng ông đã sai khi không kết nối chặt chẽ với mẹ mình để xử lý mâu thuẫn giữa một đời sống kinh tế nông nghiệp đã dần đi vào ổn định với luồng gió lốc của âu hoá, văn minh mà người Pháp thực dân đã cật lực thổi vào quê hương xứ sở. Thái độ kiêu hãnh chủ quan của ông đã phải trả giá đắt, khi ông đã chọn cho sự nghiệp của đời mình một hướng đi quá gai góc, nhưng lại chưa thể chuẩn bị đủ cả những hiểu biết cần thiết, lẫn một tinh thần sẵn sàng đối diện với khó khăn thử thách. Anh của ông, vốn là người ôn hoà hơn, trùng hợp với cách làm của người Nhật, đã chọn hướng tiếp cận khối kiến thức mới mẻ và đồ sộ của người Pháp, hầu tạo nền tảng cho sự độc lập về tư tưởng, và ngay cả độc lập về chính trị. Chính hướng đi đó, cộng với nỗ lực xây dựng nền tảng của mẹ ông Thi, đã trang bị cho ông Mưu những sự kế thừa quan trọng trong công cuộc tiến hoá của dòng họ mính. Sức sống của một dòng họ, vì thế, được tiếp nối, nhưng vẫn tiềm ẩn những bế tắc trong tương lai.

Đối với ông Mưu, ông nội Nguyên, vai trò của má ông là hết sức mờ nhạt. Đối với ba mình, ông có nhiều khác biệt về quan điểm, nhưng trong thâm tâm, ông vẫn tôn trọng ba như là một người đàn ông có định hướng và sự nghiệp riêng. Tuy nhiên, đối với má mình, ông lại không có được sự tôn trọng đó. Sau khi Bà Nội mất, ông cũng không thể có được sự kết nối với mẹ của mình để có một chỗ dựa tinh thần những lúc khó khăn. Vì thế, bản lĩnh của ông Mưu trong cuộc tiến hoá cũng bị suy giảm nhiều, và các thành quả mà ông có thể đạt được, cũng bị giới hạn. Bà Tuyết, vợ của ông Mưu, là một người phụ nữ tuyệt vời, vì là một người bạn đời tâm giao, mà ông có thể chia sẻ nhiều điều trong cuộc sống. Ông thấy ở bà hình ảnh của Bà Nội mình, và hoàn toàn tin tưởng bà trong việc truyền dạy lại cho các con những giá trị mà ông và các thế hệ đi trước tích luỹ được. Tuy nhiên, cuộc đời làm cách mạng đầy biến động đã khiến ông không thể quan tâm chăm sóc đầy đủ cho bà và các con. Gánh nặng cuộc sống thường ngày đã tước bà khỏi tay ông, ngay khi mà ông có thể bắt đầu bù đắp cho bà.

Việc bà Tuyết mất sớm là một mất mát không gì bù đắp nổi cho gia đình của ông Mưu. Giống như khi người thợ máy rút mất cốt trụ của bánh sau xe gắn máy, bánh xe, dây sên, phuộc nhúng đều rơi ra, và những gì còn lại cũng không thể tiếp tục chạy như một chiếc xe. Người con đầu của bà Tuyết, do có thời gian dài sống bên bà, nên dù sao vẫn có thể bằng cách này khác sống một cuộc đời tương đối bình thường và nuôi dưỡng những đứa con hữu ích cho xã hội. Người con gái thứ tư, do lập gia đình trễ, nên đã đủ vốn sống để có thể giải quyết các vấn đề của mình. Chỉ có anh Năm, những tưởng là người sung sướng nhất nhà, lại là người phải gánh chịu những hậu quả nặng nề nhất. Hoàn cảnh và lòng kiêu hãnh đã khiến anh bị mất phương hướng, lập lại ở mức độ cao hơn các sai lầm mà các thế hệ trước đã phải trả giá, và nhất là không thể thấy được vai trò lớn lao của người vợ trong "số phận" của chính mình, cũng như của các thế hệ con cháu về sau.

Đến đời của Nguyên, quan niệm về phụ nữ hẳn chỉ còn là khái niệm về những giây phút đê mê và những tháng ngày phiền toái. Nguyên có thể vận dụng tốt bất kỳ một đánh giá thiếu công tâm nào của bà cô, của cô và của mẹ để dễ dàng "nói lời chia tay" với một phụ nữ nào đó, cho dù họ vẫn có với Nguyên những phút giây chia sẻ và đồng cảm vào những lúc khó khăn. Không khó để có thể dự đoán rằng những điểm lợi thế mà các thế hệ trước đã để lại cho Nguyên như sự dấn thân, sự ham thích kinh doanh, năng khiếu nghệ thuật sẽ dần dần bị bào mòn. Những sự rắc rối, hỗn loạn, mâu thuẫn sẽ ngày càng giằng xé con người Nguyên. Do Nguyên còn ở độ tuổi còn rất trẻ, khả năng vượt ngưỡng và tâm trí thức tỉnh sẽ quyết định sự sống còn của chính Nguyên và các thế hệ phát sinh từ Nguyên. Và chúng ta hãy chờ xem...

Không có nhận xét nào: