Chủ Nhật, 23 tháng 11, 2008

Thuyết Tiến hóa rộng (cơ hội mở rộng)

Tôi đề nghị chúng ta sẽ nghiên cứu hình thành học thuyết “Tiến hóa rộng” theo định hướng tập trung vào tập tính của các loài. Chúng ta sẽ đặt ra tất cả những câu hỏi mà chúng ta có thể thắc mắc về tập tính của các loài, rồi chúng ta sẽ đưa ra tất cả những câu trả lời mà chúng ta có thể tìm ra cho mỗi câu hỏi, từ đó chúng ta sẽ cùng thảo luận để tìm ra câu trả lời chính xác nhất cho mỗi câu hỏi đồng thời vẽ lên bức tranh tổng thể của học thuyết mới.
Trong số các loài, chúng ta sẽ không bỏ qua, mà trái lại, sẽ tập trung nghiên cứu kỹ lưỡng về tập tính của loài người, vốn không xa lạ, mà diễn ra hằng ngày trước mắt chúng ta, với đầy đủ sự đa dạng, sinh động và hấp dẫn. Chúng ta sẽ xem xét cách mà các em bé sơ sinh của chúng ta mỗi ngày tập ăn, tập uống, tập cười, tập khóc, tập lật, tập bò, tập đứng, tập đi,… Chúng ta cũng sẽ xem xét cách mà các em bé nhà trẻ mẫu giáo giao tiếp tự nhiên với nhau dưới tác động dạy dỗ hướng dẫn của các cô giáo và cô bảo mẫu. Chúng ta xem xét cách mà một học sinh tiểu học nhận thức thế giới và một học sinh trung học hình thành nhân cách. Không giới hạn ở đó, chúng ta còn tìm hiểu xem bằng cách nào mà Guus Hiddink đã làm các đội bóng đá trẻ tiến bộ vượt bậc ở các giải đấu lớn, bằng cách nào mà giáo sư Tạ Quang Bửu và giáo sư Trần Đại Nghĩa có thể tìm ra các cải tiến kỹ thuật quan trọng để đối phó được với cuộc chiến tranh điện tử của Mỹ, bằng cách nào mà tổng thống Nga Putin có thể xoay chuyển tình thế cho nước Nga,…

Nhân loại đang phải đối đầu với nhiều thách thức rất lớn cho sự tồn tại và phát triển của chính mình. Vấn đề năng lượng, vấn đề môi trường, vấn đề mô hình kinh tế, vấn đề chuẩn mực xã hội, vấn đề giáo dục đào tạo, vấn đề hội nhập bảo tồn,… Một học thuyết bao quát hơn của sự tiến hóa đang là đòi hỏi của thời đại để định hướng cho chúng ta cùng nhau bước tiếp trên con đường dài của quá trình phát triển.

2 nhận xét:

Mai Quang Huy nói...

(từ Nghiêm)
Đây là 1 vấn đề rất lý thú và có ý nghĩa, nếu thật sự được triển khai ra thành diện rộng thì sẽ thu được nhiều kết quả thiết thực, và biết đâu, sẽ trở thành 1 đề tài khoa học có tính ứng dụng cao.
NHƯNG, cách làm này chưa chắc thu hút được nhiều người tham gia, vì đối tượng công chúng mà blog này hướng tới chưa được xác định đúng. Những người quan tâm đến chủ đề này nhiều, có thể gồm những người làm khoa học, những sinh viên khối tự nhiên, 1 số ít sinh viên khối xã hội, những người thích khoa học thuần túy... Có vẻ như họ lại ko nằm trong friend list của blog, và họ ko biết đến sự tồn tại của blog này, cũng như những entry này. Một điều nữa, để có sự ủng hộ của nhiều người, cần nhất là blog phải có 1 cơ số các mối quan hệ friends, visitors đáng kể, rồi từ đó mới đưa ra chủ đề này, vì thực chất nó khá khô khan, phải thật từ từ và khéo léo để mọi người dần dần chấp nhận và tham gia. Từ nhận thức đến hành vi là 1 khoảng cách xa, để mọi người thấy, hiểu và chấp nhận chỉ là bước đầu, sau đó kích thích họ ủng hộ, tham gia là 1 bước khá dài. Thay đổi hành vi để thúc đẩy hành động ko đơn giản.
Xét trên góc độ PR, blog này chưa thành công trong lôi kéo công chúng. :D
(26/06/2008)

Mai Quang Huy nói...

(từ Nghiêm)
Cám ơn Nghiêm đã để lại nhận xét. Không đi đâu mà vội, Nghiêm à, không đi đâu mà vội.
(28/06/2008)