Chào thế giới nhỏ xíu và dẹp lép,
Tôi là người mới đến, và hy vọng rằng với bài viết dưới đây, tôi sẽ nhận được sự tham gia chia sẻ của mọi người, nhất là những người thuộc các thế hệ 7x, 8x, 9x.
Bà con thân mến, như mọi người đã biết thuyết Tiến hóa là một quan điểm khoa học cách mạng do Charles Darwin khởi xướng, đã đem lại cho thế giới này một tầm nhìn mới, đem lại cho các nhà phát minh sự hào hứng mới để tìm ra vô số cái mới cho đời sống của chúng ta ngày nay: từ phong trào bảo vệ sự đa dạng sinh học và gìn giữ các cảnh quan môi trường thiên nhiên tuyệt diệu, cho đến các giống lúa mới phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Tác phẩm “On the Origin of Species” (nguồn gốc các loài) của ông đã đặt nền móng cho những cái kinh khủng hơn như khám phá bộ mã di truyền của con người, nhân bản vô tính cừu Dolly,…
Việc hình thành các học thuyết như vậy, hoàn toàn không phải là một “phút huy hoàng rồi chợt tắt” mà là cả một quá trình tích lũy lâu dài. Ngay cả như huyền thoại Isaac Newton tìm ra cái “định luật vạn vật hấp dẫn” do bị một trái táo rớt trúng đầu thì cũng là cái sự rớt trúng khi mà ông ấy đang mải miết suy nghĩ xem tại sao “cái ông mặt trăng kia lại không bị văng mất khi chuyển động xung quanh trái đất, vì đâu có ai tìm thấy một sợi dây cột ông trăng với ông địa đâu mà”. Ông Darwin cũng vậy, học thuyết của ông được hình thành dần dần rất khó nhọc. Vốn dĩ ban đầu, các quan sát của ông dừng lại ở mức “sự biến đổi của các loài”. Sau đó, ông phải tiếp tục tập hợp thông tin, phân tích dữ liệu vô cùng căng thẳng để dần dần hình thành một quan điểm, một nhận thức trong chính ông. Rồi ông lại phải bỏ công để viết ra giấy các quan điểm khó nắm bắt đó thành một hệ thống khoa học và vững chắc để cho những người khác có thể hiểu được. Ấy vậy rồi mà cũng đâu có xong, rất nhiều người, nhất là những người học thuộc lòng kinh thánh, mà chẳng hiểu kinh thánh được bao nhiêu, xúm vô chửi bới ông te tua khi đọc được cuốn sách đó. Cho tới bây giờ, khi mà ông đã về nơi chín suối từ đời tám hoánh, thì quan điểm đó của ông vẫn tiếp tục được mổ xẻ, phanh phui.
Tuy nhiên, bà con cũng đừng thấy vậy mà ái ngại cho ông Darwin, bởi vì phàm đã là người làm khoa học nói riêng, hay người đấu tranh cho cái đúng – cái tiến bộ nói chung, đều phải biết lắng nghe những lời phản bác quan điểm của mình, để mà bảo vệ quan điểm (nếu không chấp nhận lời phản bác) hoặc mở rộng quan điểm (nếu chấp nhận phản bác). Sự phát triển của các học thuyết nói riêng, và của khoa học nói chung đều dựa trên một cơ sở: tính đúng đắn của khoa học trong từng thời điểm là tương đối, một học thuyết đúng sẽ được một học thuyết đúng hơn, bao trùm hơn, kế thừa và phủ định. Điều cơ bản là, sau khi được chấp nhận bởi các nhà khoa học đương thời, một học thuyết mới phải được dần dần chứng minh bằng các bằng chứng khoa học và thực nghiệm, điều đó được gọi là phương pháp khoa học chứng cứ. Trải nghiệm quá trình hình thành một học thuyết sẽ là một điều tuyệt vời, cho dù chỉ là đọc lại một học thuyết của tiền nhân.
Nếu bà con nào thấy thích tham gia vào cuộc phiêu lưu hình thành một học thuyết mới thì, tôi, Mai Quang Huy, xin kính mời bạn. Chúng ta có thể thành công, chúng ta có thể thất bại, nhưng khi kết thúc cuộc phiêu lưu, tôi cam kết rằng, chúng ta sẽ có những trải nghiệm hết sức thú vị. Và đề tài của chúng ta, như các bạn đã đọc ở tiêu đề blog, sẽ là “Thuyết tiến hóa rộng”. Phương pháp của chúng ta, như các bạn có thể đoán ra, sẽ là sử dụng sức mạnh cộng đồng mạng để tập hợp thông tin, phân tích thông tin, thảo luận, nghiên cứu, đưa ra các nhận định, tranh luận, thống nhất ý kiến, hình thành quan điểm,…
Bà con có quan tâm không nhỉ? Nếu quan tâm, xin mọi người hãy để lại vài lời cho bài viết này. Tôi chờ phản hồi của mọi người trước khi đưa lên các bài viết tiếp theo, về lý do chọn “Thuyết tiến hóa rộng” làm đề tài.
Tôi là người mới đến, và hy vọng rằng với bài viết dưới đây, tôi sẽ nhận được sự tham gia chia sẻ của mọi người, nhất là những người thuộc các thế hệ 7x, 8x, 9x.
Bà con thân mến, như mọi người đã biết thuyết Tiến hóa là một quan điểm khoa học cách mạng do Charles Darwin khởi xướng, đã đem lại cho thế giới này một tầm nhìn mới, đem lại cho các nhà phát minh sự hào hứng mới để tìm ra vô số cái mới cho đời sống của chúng ta ngày nay: từ phong trào bảo vệ sự đa dạng sinh học và gìn giữ các cảnh quan môi trường thiên nhiên tuyệt diệu, cho đến các giống lúa mới phục vụ cho bữa ăn hàng ngày. Tác phẩm “On the Origin of Species” (nguồn gốc các loài) của ông đã đặt nền móng cho những cái kinh khủng hơn như khám phá bộ mã di truyền của con người, nhân bản vô tính cừu Dolly,…
Việc hình thành các học thuyết như vậy, hoàn toàn không phải là một “phút huy hoàng rồi chợt tắt” mà là cả một quá trình tích lũy lâu dài. Ngay cả như huyền thoại Isaac Newton tìm ra cái “định luật vạn vật hấp dẫn” do bị một trái táo rớt trúng đầu thì cũng là cái sự rớt trúng khi mà ông ấy đang mải miết suy nghĩ xem tại sao “cái ông mặt trăng kia lại không bị văng mất khi chuyển động xung quanh trái đất, vì đâu có ai tìm thấy một sợi dây cột ông trăng với ông địa đâu mà”. Ông Darwin cũng vậy, học thuyết của ông được hình thành dần dần rất khó nhọc. Vốn dĩ ban đầu, các quan sát của ông dừng lại ở mức “sự biến đổi của các loài”. Sau đó, ông phải tiếp tục tập hợp thông tin, phân tích dữ liệu vô cùng căng thẳng để dần dần hình thành một quan điểm, một nhận thức trong chính ông. Rồi ông lại phải bỏ công để viết ra giấy các quan điểm khó nắm bắt đó thành một hệ thống khoa học và vững chắc để cho những người khác có thể hiểu được. Ấy vậy rồi mà cũng đâu có xong, rất nhiều người, nhất là những người học thuộc lòng kinh thánh, mà chẳng hiểu kinh thánh được bao nhiêu, xúm vô chửi bới ông te tua khi đọc được cuốn sách đó. Cho tới bây giờ, khi mà ông đã về nơi chín suối từ đời tám hoánh, thì quan điểm đó của ông vẫn tiếp tục được mổ xẻ, phanh phui.
Tuy nhiên, bà con cũng đừng thấy vậy mà ái ngại cho ông Darwin, bởi vì phàm đã là người làm khoa học nói riêng, hay người đấu tranh cho cái đúng – cái tiến bộ nói chung, đều phải biết lắng nghe những lời phản bác quan điểm của mình, để mà bảo vệ quan điểm (nếu không chấp nhận lời phản bác) hoặc mở rộng quan điểm (nếu chấp nhận phản bác). Sự phát triển của các học thuyết nói riêng, và của khoa học nói chung đều dựa trên một cơ sở: tính đúng đắn của khoa học trong từng thời điểm là tương đối, một học thuyết đúng sẽ được một học thuyết đúng hơn, bao trùm hơn, kế thừa và phủ định. Điều cơ bản là, sau khi được chấp nhận bởi các nhà khoa học đương thời, một học thuyết mới phải được dần dần chứng minh bằng các bằng chứng khoa học và thực nghiệm, điều đó được gọi là phương pháp khoa học chứng cứ. Trải nghiệm quá trình hình thành một học thuyết sẽ là một điều tuyệt vời, cho dù chỉ là đọc lại một học thuyết của tiền nhân.
Nếu bà con nào thấy thích tham gia vào cuộc phiêu lưu hình thành một học thuyết mới thì, tôi, Mai Quang Huy, xin kính mời bạn. Chúng ta có thể thành công, chúng ta có thể thất bại, nhưng khi kết thúc cuộc phiêu lưu, tôi cam kết rằng, chúng ta sẽ có những trải nghiệm hết sức thú vị. Và đề tài của chúng ta, như các bạn đã đọc ở tiêu đề blog, sẽ là “Thuyết tiến hóa rộng”. Phương pháp của chúng ta, như các bạn có thể đoán ra, sẽ là sử dụng sức mạnh cộng đồng mạng để tập hợp thông tin, phân tích thông tin, thảo luận, nghiên cứu, đưa ra các nhận định, tranh luận, thống nhất ý kiến, hình thành quan điểm,…
Bà con có quan tâm không nhỉ? Nếu quan tâm, xin mọi người hãy để lại vài lời cho bài viết này. Tôi chờ phản hồi của mọi người trước khi đưa lên các bài viết tiếp theo, về lý do chọn “Thuyết tiến hóa rộng” làm đề tài.
4 nhận xét:
(từ Nghiêm)
Hi, pok tem!
Trong entry đầu tiên, tại sao lại là Thuyết tiến hóa? Tại sao lại là khoa học?
Anh H nhắm tụi 8x, 9x nó có quan tâm tới vấn đề này ko?
Chủ đề này khó nhằn quá đi...
(19/06/2008)
Hi Nghiêm,
Cám ơn em trai. Anh Huy hy vọng những bài viết càng về sau sẽ càng dễ đọc hơn.
(28/06/2008)
(từ Nhi)
Xin lỗi?Tại sao là Thuyết Tiến Hóa rộng ạ?Đây là 1 đề tài hơi khó...nhưng nếu thực sự hấp dẫn và hay thì sẵn sàng bỏ chút thời gian để tìm hiểu và đàm luận nhằm tăng thêm vốn kiến thức hạn hẹp.Tú Nhi!
(12/09/2008)
Tú Nhi,
Trước đây, tôi là học sinh chuyên lý, và nhận thấy hiện nay chỉ có vật lý đang đi tiên phong để tìm cách trả lời các câu hỏi lớn về các quy luật chi phối con người. Tôi nhận thấy nhiều nguy cơ chúng ta sẽ dần đi vào ngõ cụt "bất khả tri" và sẽ lại nghiêng dần về duy tâm, nếu cứ tiếp tục tìm hiểu về bản chất của ánh sáng và vật chất tối. Trong khi đó, tôi lại thấy con người, với bản chất sinh vật của mình, lại chưa được xem xét nghiên cứu một cách thỏa đáng, nên tôi cho rằng thuyết tiến hoá có một tiềm năng to lớn chưa được khai phá, để trả lời những câu hỏi hiện đại, nhằm phục vụ cho đời sống của con người. Vì vậy, tôi thử dùng đầu óc duy lý để phân tích giới sinh vật xem sao.
Ước vọng thì to lớn, nhưng khả năng chưa biết thế nào. Tôi chỉ biết cố gắng hết sức thôi, chứ không có cách nào khác.
Trân trọng.
Mai Quang Huy
(12/09/2008)
Đăng nhận xét