Họ phân bố chủ yếu trên “ba hòn đảo của người Kinh” (Kinh tộc tam đảo, chữ “đảo” này cũng có thể hiểu theo nghĩa “cù lao” trên sông, tùy vào địa hình chỗ đó) tại Quảng Tây. Vì nằm sát Việt Nam nên trang phục, kể cả tập quán sinh hoạt của họ rất giống Việt Nam.
Hơn nữa, độc huyền cầm còn là loại nhạc cụ đặc hữu của hai vùng (Việt Nam & Quảng Tây). Độc huyền cầm chỉ có duy nhất một sợi đàn, nên khi gẩy nghe rất trong. Tôi hy vọng mọi người nghe nó với tinh thần thư thái, như thế mới cảm nhận được tình cảm chất chứa bên trong các cung bậc của tiếng đàn.
2 MC nữ:
Tiếp theo chương trình, chúng tôi mời các bạn thưởng thức một bản tình ca kinh điển của người Kinh, tên gọi “Qua cầu gió bay”. Nó miêu tả câu chuyện tình yêu của một đôi thanh niên nam nữ. Có thể nói, người Kinh ở vùng tam đảo này ai cũng biết hát cả. Vậy thì, ngoài việc thưởng thức giai điệu, chúng ta còn có thể thông qua màn hình, thưởng thức bối cảnh trình diễn ca khúc tại bờ biển của một cô gái. Nào, chúng ta cùng theo dõi.
Màn trình diễn:
Biểu diễn: Tô Hải Trân – Lê Xuân Linh – Triệu Hà.
Tô Hải Trân ( hát đầu tiên )
Người Kinh, trấn Giang Bình, huyện Đông Hưng, TP cảng Phòng Thành, khu tự trị dân tộc Choang tỉnh Quảng Tây.
2:58 – 3:04
Dân tộc Kinh là một trong những dân tộc có nhân khẩu khá ít của Trung Quốc, chủ yếu sinh sống tại khu vực “ba hòn đảo của người Kinh” Sơn Tâm, Vạn Vỹ, Vu Đầu của Tp cảng Phòng Thành, huyện Đông Hưng.
Độc huyền cầm là 1 nhạc cụ dân gian cổ truyền của người Kinh, tiếng Kinh gọi là “đàn bầu”, còn gọi là “độc huyền bầu cầm”, được sử dụng tại khu vực tam đảo của người Kinh. Nó mang phong vị dân gian độc đáo và đậm bản sắc của các quốc gia phương Nam. Từ thế kỉ thứ 8, nó đã được sử dụng rộng rãi tại Miến Điện, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác.
Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2009
Đồng bào người Kinh tại Trung Quốc
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét