Luận điểm:
Hà là một người thành đạt tiêu biểu của thời hiện đại, một thời đại mà trong đó mỗi người chúng ta coi những di sản mà thế hệ trước để lại là sẵn có để dùng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, những di sản đó còn bị chúng ta coi là sức ỳ của quán tính, cản trở quá trình phát triển. Những con người của thời hiện đại luôn đặt bản thân, trong những điều kiện không gian và thời gian tức thời, là trung tâm của mọi vấn đề cần phải giải quyết. Các khuôn mẫu, chuẩn mực hay quy tắc không còn khả năng trói buộc, giới hạn những hành động của chúng ta, mà chúng chỉ còn là những thông tin tham khảo. Vô số các cuộc cách mạng trong thời hiện đại đã diễn ra, giải phóng con người và đem đến cho họ những biên giới rộng mở hơn của sự tự do.
Hà cũng đồng thời là một nạn nhân điển hình của thời hiện đại. Đó là một thời đại tân kỳ, rực rỡ, hào nhoáng với những phép lạ mê hồn đối với các cụ già và những người nhà quê. Nhưng đó cũng là một thời đại mà nguy cơ diệt vong luôn chực chờ không chỉ một cá thể, một dòng giống, một chủng loài, mà ngay cả nhiều quần thể sinh vật đa dạng và phong phú.
Tự do của con người không giống với tự do của con hổ ở vườn bách thú được thả về với rừng núi, hay của con cá bảy màu được trở về với sông hồ, hay của con chim sẻ được tung bay giữa bầu trời. Tự do của con người không phải là một nơi chốn cũ để trở về, mà là một thực tại hoàn toàn mới mẻ và chưa từng tồn tại trước đó. Hay nói cách khác, nhu cầu tự do của con người không phải là lầm lũi tìm về trạng thái cân bằng trước đó của hệ thống, mà là chủ động kiến tạo một trạng thái cân bằng mới cho hệ thống.
Vì những lý do trên, để có thể phân tích chính xác trường hợp cá nhân của Hà, tôi sẽ kết hợp quan điểm tiến hóa của Darwin với quan điểm tự do của các nhà triết học theo chủ nghĩa hiện sinh, mà cụ thể hơn là của Jean-Paul Sartre. Theo các nhà hiện sinh chủ nghĩa, mục đích sau cùng của cuộc sống chính là cuộc sống, một cuộc sống sôi động đang diễn ra hằng ngày, chứ không phải dĩ vãng xa xôi hay tương lai mờ mịt. Theo họ, không phải thiên đường, niết bàn hay bất kỳ trạng thái lý tưởng nào là mục tiêu đáng giá để hướng tới và hy sinh thực tại, mà trái lại, thực tại mới là cái đáng trân trọng, là món quà quý giá nhất mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi con người (mỗi sinh vật, nếu theo quan điểm tiến hóa). Nói cách khác, không có con đường nào dẫn chúng ta đến với hạnh phúc, mà hạnh phúc chính là con đường mà ta vẫn đang đi.
Tuy nhiên, nếu nhìn chủ nghĩa hiện sinh như là sự tuyệt đối hóa cảm nhận chủ quan của con người, coi sự tự do của từng cá thể như là giải pháp cho mọi vấn đề phát sinh, thì chúng ta sẽ vướng vào sự luẩn quẩn không lối thoát, bởi vì khi chỉ dựa vào bản năng bên trong, mỗi con người rời rạc không bao giờ có thể giải quyết được những mâu thuẫn nội tại của chính mình, nên cũng sẽ bất lực với những mâu thuẫn ở mức độ cao hơn. Mỗi người chúng ta luôn cần đến sự cộng hưởng của những người khác để giải quyết vấn đề, và cũng cần đến những lời giải mới mẻ đến từ hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Nếu chỉ trông cậy vào sự tự do, mỗi chúng ta sẽ trở thành tù nhân của mâu thuẫn, và do đó không còn cảm giác được tự do nữa, đó chính là cái bẫy ác nghiệt mà sự tự do đã giăng sẵn cho chúng ta.
Chính nhờ sự tiếp thu liên tục những sự vật hiện tượng tự nhiên, và dần tổng hợp chúng thành các quy luật ngày càng chặt chẽ hơn, cũng như những nỗ lực duy trì các mối quan hệ xã hội ngày càng khắng khít hơn, loài người đã tiến hóa hơn tất cả các loài sinh vật khác, trở nên tự do hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Khi tự do hơn, con người cũng tương tác với tự nhiên bạo dạn hơn (gây ra những hậu quả khó lường hơn), và trở thành một thế lực (một tham số) quan trọng của tự nhiên, nên việc con người hiểu biết nắm bắt tự nhiên cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, đối tượng mà con người cải tạo và làm chủ đã dần chuyển từ thiên nhiên bên ngoài sang chính bản thân con người. Đó cũng chính là một cơ chế phản hồi của sự tự do mà con người buộc phải chấp nhận: trong quá trình tìm kiếm tự do cho mình, con người không thể chối từ trách nhiệm về những hành động mà mình đã gây ra. Càng tiến hóa và tự do hơn, con người càng phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn về sự sống còn của giống loài mình. Jean-Paul Sartre đã kết luận một câu rất chí lý khi nói về sự nặng nề của tự do mà con người được hưởng: con người bị kết án phải tự do. Theo quan điểm của tôi, để bản án trở nên nhẹ nhàng hơn, con người cần chủ động tìm hiểu rõ trách nhiệm của mình trong mỗi hành động được thực hiện, nhất là các hành động được mệnh danh là sáng tạo. Đó âu cũng là sự giác ngộ, sự giải thoát, trạng thái an nhiên tự tại, hay là niết bàn tại thế mà các bậc thánh nhân đã từng muốn chúng ta đạt được.
Hà là một người thành đạt tiêu biểu của thời hiện đại, một thời đại mà trong đó mỗi người chúng ta coi những di sản mà thế hệ trước để lại là sẵn có để dùng. Thậm chí trong nhiều trường hợp, những di sản đó còn bị chúng ta coi là sức ỳ của quán tính, cản trở quá trình phát triển. Những con người của thời hiện đại luôn đặt bản thân, trong những điều kiện không gian và thời gian tức thời, là trung tâm của mọi vấn đề cần phải giải quyết. Các khuôn mẫu, chuẩn mực hay quy tắc không còn khả năng trói buộc, giới hạn những hành động của chúng ta, mà chúng chỉ còn là những thông tin tham khảo. Vô số các cuộc cách mạng trong thời hiện đại đã diễn ra, giải phóng con người và đem đến cho họ những biên giới rộng mở hơn của sự tự do.
Hà cũng đồng thời là một nạn nhân điển hình của thời hiện đại. Đó là một thời đại tân kỳ, rực rỡ, hào nhoáng với những phép lạ mê hồn đối với các cụ già và những người nhà quê. Nhưng đó cũng là một thời đại mà nguy cơ diệt vong luôn chực chờ không chỉ một cá thể, một dòng giống, một chủng loài, mà ngay cả nhiều quần thể sinh vật đa dạng và phong phú.
Tự do của con người không giống với tự do của con hổ ở vườn bách thú được thả về với rừng núi, hay của con cá bảy màu được trở về với sông hồ, hay của con chim sẻ được tung bay giữa bầu trời. Tự do của con người không phải là một nơi chốn cũ để trở về, mà là một thực tại hoàn toàn mới mẻ và chưa từng tồn tại trước đó. Hay nói cách khác, nhu cầu tự do của con người không phải là lầm lũi tìm về trạng thái cân bằng trước đó của hệ thống, mà là chủ động kiến tạo một trạng thái cân bằng mới cho hệ thống.
Vì những lý do trên, để có thể phân tích chính xác trường hợp cá nhân của Hà, tôi sẽ kết hợp quan điểm tiến hóa của Darwin với quan điểm tự do của các nhà triết học theo chủ nghĩa hiện sinh, mà cụ thể hơn là của Jean-Paul Sartre. Theo các nhà hiện sinh chủ nghĩa, mục đích sau cùng của cuộc sống chính là cuộc sống, một cuộc sống sôi động đang diễn ra hằng ngày, chứ không phải dĩ vãng xa xôi hay tương lai mờ mịt. Theo họ, không phải thiên đường, niết bàn hay bất kỳ trạng thái lý tưởng nào là mục tiêu đáng giá để hướng tới và hy sinh thực tại, mà trái lại, thực tại mới là cái đáng trân trọng, là món quà quý giá nhất mà cuộc sống đã ban tặng cho mỗi con người (mỗi sinh vật, nếu theo quan điểm tiến hóa). Nói cách khác, không có con đường nào dẫn chúng ta đến với hạnh phúc, mà hạnh phúc chính là con đường mà ta vẫn đang đi.
Tuy nhiên, nếu nhìn chủ nghĩa hiện sinh như là sự tuyệt đối hóa cảm nhận chủ quan của con người, coi sự tự do của từng cá thể như là giải pháp cho mọi vấn đề phát sinh, thì chúng ta sẽ vướng vào sự luẩn quẩn không lối thoát, bởi vì khi chỉ dựa vào bản năng bên trong, mỗi con người rời rạc không bao giờ có thể giải quyết được những mâu thuẫn nội tại của chính mình, nên cũng sẽ bất lực với những mâu thuẫn ở mức độ cao hơn. Mỗi người chúng ta luôn cần đến sự cộng hưởng của những người khác để giải quyết vấn đề, và cũng cần đến những lời giải mới mẻ đến từ hoàn cảnh khách quan bên ngoài. Nếu chỉ trông cậy vào sự tự do, mỗi chúng ta sẽ trở thành tù nhân của mâu thuẫn, và do đó không còn cảm giác được tự do nữa, đó chính là cái bẫy ác nghiệt mà sự tự do đã giăng sẵn cho chúng ta.
Chính nhờ sự tiếp thu liên tục những sự vật hiện tượng tự nhiên, và dần tổng hợp chúng thành các quy luật ngày càng chặt chẽ hơn, cũng như những nỗ lực duy trì các mối quan hệ xã hội ngày càng khắng khít hơn, loài người đã tiến hóa hơn tất cả các loài sinh vật khác, trở nên tự do hơn trong việc đáp ứng các nhu cầu của mình. Khi tự do hơn, con người cũng tương tác với tự nhiên bạo dạn hơn (gây ra những hậu quả khó lường hơn), và trở thành một thế lực (một tham số) quan trọng của tự nhiên, nên việc con người hiểu biết nắm bắt tự nhiên cũng trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó, đối tượng mà con người cải tạo và làm chủ đã dần chuyển từ thiên nhiên bên ngoài sang chính bản thân con người. Đó cũng chính là một cơ chế phản hồi của sự tự do mà con người buộc phải chấp nhận: trong quá trình tìm kiếm tự do cho mình, con người không thể chối từ trách nhiệm về những hành động mà mình đã gây ra. Càng tiến hóa và tự do hơn, con người càng phải chịu trách nhiệm nặng nề hơn về sự sống còn của giống loài mình. Jean-Paul Sartre đã kết luận một câu rất chí lý khi nói về sự nặng nề của tự do mà con người được hưởng: con người bị kết án phải tự do. Theo quan điểm của tôi, để bản án trở nên nhẹ nhàng hơn, con người cần chủ động tìm hiểu rõ trách nhiệm của mình trong mỗi hành động được thực hiện, nhất là các hành động được mệnh danh là sáng tạo. Đó âu cũng là sự giác ngộ, sự giải thoát, trạng thái an nhiên tự tại, hay là niết bàn tại thế mà các bậc thánh nhân đã từng muốn chúng ta đạt được.